740

Chiều ngày 4 tháng 8, tại kỳ họp thứ 17 – khóa VI của hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Kết thúc kỳ họp thì chủ trương xây dựng cây cầu Phước An đã được phê duyệt. Với tổng mức vốn đầu tư gần 5000 tỷ đồng. Vậy vị trí xây dựng cầu Phước An chính xác là như thế nào?

xây dựng cây cầu phước an
Khời công xây dựng cây cầu Phước An

Cầu Phước An thuộc giai đoạn 2 của dự án xây dựng đã được phê duyệt vào năm 2009.

Dự án xây dựng cầu Phước An thuộc giai đoạn 2 của dự án đầu tư xây dựng liên cảng Cái Mép – Thị Vải. Dự án này đã được phê duyệt từ năm 2009. Giai đoạn 1 xây dựng tuyến đường liên cảng dài 19,65 km đã hoàn thiện. Riêng dự án cầu Phước An (thuộc nhóm A) sau đó đã được điều chỉnh. Cụ thể nó có chiều dài khoảng 3,76 km bao gồm đầu tư hoàn chỉnh các hạng mục về phần cầu, đường dẫn đầu cầu. Tổng vốn đầu tư của dự án là 4.879 tỉ đồng.

Trong đó, chi phí xây dựng hơn 3.750 tỉ đồng. Ngân sách tỉnh đầu tư khoảng 2.879 tỉ đồng và ngân sách trung ương 2.000 tỉ đồng. Dự án sẽ được xây dựng trong vòng 5 năm kể từ ngày khởi công.

MỜI BẠN XEM TIẾP: CHUNG CƯ CĂN HỘ DTA NHƠN TRẠCH GIÁ RẺ – CHẤT LƯỢNG
Xây dựng cây cầu Phước An
Dự án xây dựng cây cầu Phước An đã được phê duyệt

Vị trí xây dựng cầu Phước An 

Cầu Phước An là cây cầu cực kỳ quan trọng, nối giữa cảng biển Cái Mép – Thị Vải với cao tốc các tỉnh ở khu vực phía Nam. Cụ thể là nó sẽ nối thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) với huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai).

Theo đó, vị trí xây dựng cầu Phước An cách Cảng Phước An (huyện Nhơn Trạch) 150m theo đề xuất của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đảm bảo khoảng cách hành lang an toàn đối với cầu theo qui định của Chính phủ về quản lí và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Thống nhất phương án kết nối giao thông giữa cầu Phước An và Cảng Phước An theo phương án bố trí quay đầu dưới gầm cầu Tắc Nhã Phương với bán kính quay R= 30m, vận tốc thiết kế 30km/giờ.

Khi xây dựng cầu Phước An thành công thì sẽ mang lại những lợi ích gì?

Cầu Phước An sau khi hoàn thành sẽ kết nối toàn bộ nhóm cảng biển số 5 với khu vực miền Đông Nam Bộ, miền Tây Nam Bộ, góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế – xã hội của các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, TP HCM cũng như vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.