640

Vào tháng 5/2017 theo đề nghị của Bộ Giao thông – vận tải dự án xây dựng Cầu Cát Lái thay thế cho phà Cát Lái đang trong giai đoạn quá tải của Thủ Tướng Chính Phủ. Nằm trong lộ trình phát triển giao thông TP.HCM đến năm 2020 nối đôi bờ sông Đồng Nai, sau nhiều năm trì trệ thì niềm vui như được vỡ òa khi dự án này sẽ chính thưc khởi công vào năm nay.

1. Công trình dang dở từ nhiều năm trước

Ban đầu phương án xây cầu Cát Lái được giao cho sở giao thông TP.HCM chủ trì nhưng sau đó lại giao cho Tỉnh Đồng Nai chủ động kiêu gọi nhà đầu tư từ những năm 2013. Đây là dự án trọng điểm kết nối hai tỉnh Đồng Nai và TP.HCM và vùng kinh tế trọng điểm các tỉnh phía Nam.

Đến nay lưu lượng phương tiện giao thông đi vào Nhơn Trạch nhiều gấp nhiều lần. Theo thống kê của lúc cao điểm có gần 100.000 lượt / ngày qua phà Cát Lái, gây ra tình trạng tắc nghẽn đến mức báo động. Vì vậy sau nhiều năm dự án chỉ trong tình trạng treo “khởi động” thì năm 2020 đã có công văn chính thức xây dựng cầu Cát Lái.

Quyết định xây cầu Cát Lái
Quyết định xây cầu Cát Lái

Trên cơ sở đó, có một số nhà đầu tư và liên danh cũng đề xuất dự án theo hình thức BOT kết hợp với BT

2. Chính thức được khởi công năm 2020

Đây là dự án có tổng mức đầu tư lên đến gần 7200 tỷ, việc triển khai theo hình thức xây dựng, kinh doanh -và chuyển giao BOT cho toàn bộ dự án sẽ không khả thi nên UBND tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị tách dự án xây dựng cầu Cát Lái ra làm 3 dự án thành phần gồm:

Phần đường dẫn phía TP.HCM dài 623 mét, quy mô mặt cắt ngang rộng 60 mét sẽ kiến nghị Chính phủ giao UBND TP.HCM là cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai thực hiện theo hình thức đầu tư hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT); phần đường dẫn phía tỉnh Đồng Nai dài 263m, rộng 56m sẽ do UBND tỉnh Đồng Nai triển khai thực hiện theo hình thức BT; phần cầu chính sẽ do UBND tỉnh Đồng Nai là cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo hình thức BOT.

Một số chuyên gia dự đoán sai khi cầu Cát Lái chính thức thông xe sẽ là huyết mạch kết nối Nhơn Trạch và TpHCM, nối liền mạng lưới giao thông 3 tỉnh miền đông: Bà Rịa – Vũng Tàu với Đồng Nai và TP.HCM. Thêm nữa sau khi dự án sân bay Long Thành đưa vào hoạt động sẽ giải đáp bài toán ùng tắc giao thông như hiện nay.

3. Niềm vui cho người dân huyện Nhơn Trạch Đồng Nai

Việc chán ngán cảnh qua sông lụy đò khi qua lại giữa Nhơn Trạch và TPHCM bấy lâu nay. Cảnh chen chút, chờ phà có hôm phải chen lấn dẫn đến bất lực của người dân xung quanh vùng sông Đồng Nai. Nghe tin một chiếc cầu khang trang bắt qua sông đã làm cho niềm vui của những hộ dân cư nơi đây vui không tả xiết.

Một khi cầu hoàn thành sẽ kéo theo kinh tế nhân dân ở đây thay đổi tốt hơn, việc vào trung tâm TP.HCM làm việc cũng được thuận lợi dễ dàng. Người dân có thể yên tâm phát triển kinh tế mà không phải thắp thỏm lo âu. Hơn nữa sẽ giúp giảm tải cho thành phố mang tên Bác một cách đáng kể.

Hơn nữa khu vực thành phố Xanh tương lại Nhơn Trạch đang có rất nhiều khu đô thị, dự án đất nền, biệt thự và các căn hộ chung cư đã xây dựng và bước vào giai đoạn kinh doanh. Trong đó phải kể đến dự án khu đô thị DTA Nhơn Trạch Đồng Nai với những căn hộ chung cư giá rẻ DTA Nhơn Trạch, giúp giải quyết vấn đề nhà ở cho khu dân cư nơi đây cũng như khu vực quận 2 thành phố Hồ Chí Minh.

Ông Từ Nam Thành – giám đốc Sở GTVT tỉnh Đồng Nai cho biết tiến độ thực hiện dự án cầu Cát Lái: “Hiện nay tỉnh đã giao cho sở làm báo cáo dự án tiền khả thi, đồng thời kết hợp lựa chọn đơn vị tư vấn để họ đánh giá tác động giao thông của các dự án liên vùng như dự án Vành đai 3, dự án Bến Lức – Long Thành… Chúng tôi cố gắng làm xong việc này trong quý 3-2020 để ngồi lại với TP.HCM chọn vị trí, đánh giá quy mô cây cầu Cát Lái ra sao”.

Cũng theo ông Thành, ở khâu giải phóng mặt bằng quanh khu vực hai đầu cầu diễn ra hết sức thuận lợi. Mọi việc hiện nay chỉ chờ vào việc triển khai thực hiện theo phương án nào tốt nhất mà thôi cũng như chính sách quy động vốn để phục vụ cho công tác xây cầu.